Mạng lưới tổ chức chuyên gia

Kết nối hợp tác với chuyên gia Canada trong lĩnh vực sinh tổng hợp và sản xuất dược phẩm từ dược liệu

Ngày đăng: 10/08/2023

Bộ Khoa học và Công nghệ đã kết nối và thiết lập quan hệ công tác với PGS. TS PGS. TS Đặng Thị Thu Thủy, Trưởng nhóm nghiên cứu về Hóa sinh và Sinh học phân tử các hợp chất từ dược liệu của Đại học British Columbia (Canada), có khả năng hợp tác và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sinh tổng hợp, sản xuất dược phẩm với Việt Nam.

Thông tin chung của PGS. TS Thủy và nhóm nghiên cứu:

- Họ và tên: PGS. TS Đặng Thị Thu Thủy

- Quốc tịch: Canada và Việt Nam

- Trình độ: PGS. TS Hóa sinh và Sinh học phân tử các hợp chất thiên nhiên từ dược liệu

- Nghề nghiệp và nơi công tác: Nghiên cứu viên, giảng viên về Hóa sinh và sinh học phân tử; Khoa Khoa học Irving K. Barber, Đại học British Columbia, Canada. Trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu các hợp chất hoạt tính sinh học thực vật (Plant-Bioactive-Compounds-Research-Laboratory), Đại học British Columbia, Canada.

- Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Thủy còn có các nhà khoa học và chuyên gia hóa sinh, dược liệu khác bao gồm; Tiến Sĩ. Michael Deyholos; TS. Paul Shipley;  TS. Susan Murch; TS. Soheil Mahmoud và một số nghiên cứu sinh khác.

 PGS-Th-y.jpg
PGS.TS Đặng Thị Thu Thủy, Trưởng nhóm nghiên cứu về Hóa sinh và Sinh học phân tử các hợp chất từ dược liệu của Đại học British Columbia (Canada)

 

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của nhóm:

PGS. TS Đặng Thị Thu Thủy và Phòng thí nghiệm Plant BioCoRe do PGS.TS Thủy đứng đầu đã và đang thực hiện nhiều nghiên cứu tìm hiểu cách thức cây thuốc tạo ra các hợp chất có hoạt tính sinh học, từ đó vận dụng để sản xuất các loại hợp chất này trong các hệ thống công nghệ sinh học (vi khuẩn, nấm men, thực vật) thay vì cách khai thác truyền thống là tách chiết từ cây thuốc hay hóa tổng hợp vốn tốn kém và không bền vững.


C-y-ba-g-c-hoa-.jpg

Cây ba gạc hoa đỏ trong nghiên cứu các hợp chất điều trị tim mạch

Các công trình của PGS.TS Thủy nhằm mục đích giải mã các đặc điểm bộ gen và sinh hóa góp phần tạo nên sự đa dạng rộng lớn trong quá trình trao đổi chất chuyên biệt của thực vật. Trọng tâm trước mắt là các alkaloid dược liệu, trong đó nhiều loại tạo thành các thành phần thiết yếu của y học cổ truyền trên toàn thế giới. Nhóm của PGS.TS Thủy sử dụng dữ liệu RNA-seq và bộ gen mới có sẵn và/hoặc tạo ra dữ liệu bộ gen của cây thuốc để điều tra quá trình trao đổi chất của chúng bằng một bộ phương pháp phân tích, sinh hóa, tin sinh học và di truyền phân tử. Mục tiêu dài hạn là cung cấp các công nghệ sinh học sản xuất và/hoặc tùy chỉnh các chất hóa học thực vật có giá trị cao. Những điều này sẽ cho phép các giải pháp thay thế bền vững bổ sung cho quá trình chiết xuất hóa chất từ thực vật hoặc tổng hợp từ hóa dầu.

 Một trong những đề tài nghiên cứu nổi bật đã và đang được nhóm của PGS.TS Thủy triển khai là biến đổi hợp chất camptothecin chống ung thư từ cây hỷ thụ. Công trình nghiên cứu đã được xuất bản (tại https://plantbiocore.ok.ubc.ca/publications/) và được trang web của Đại học British Columbia giới thiệu.

https://magazine.alumni.ubc.ca/2022/health-science/ubco-researchers-go-green-looking-anti-cancer-compounds;

Trước đó, nhóm của PGS.TS Thủy cũng đã triển khai các nghiên cứu dược tính từ nhiều loại cây trồng có hoạt tính khác như:

(1) Hợp chất noscapine chống ho và có tiềm năng chống ung thư từ cây thuốc phiện:https://ucalgary.ca/news/researchers-identify-how-opium-poppies-synthesize-promising-new-drug

(2) Nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp vinblastine trong cây dừa cạn, có khả năng chữa nhiều loại ung thư trong đó có ung thư phổi và ung thư buồng trứng.

(3) Nghiên cứu các hợp chất điều hòa tim mạch từ cây ba gạc hoa đỏ: https://www.jic.ac.uk/news/pulse()s-raised-as-new-study-reveals-secrets-of-the-plant-that-keeps-people-calm/

 - Hiện nay PGS. TS Thủy là một trong số ít các giáo sư và phó giáo sư của Đại học British Columbia được Quỹ nghiên cứu sức khỏe Michael Smith danh tiếng của British Columbia tài trợ với danh hiệu “Học giả” (“Michael Smith Health Research Scholar”) https://healthresearchbc.ca/award_researcher/thuy-dang/.

 

 Đề xuất hướng hợp tác:

Trên cơ sở làm việc và trao đổi, thay mặt nhóm chuyên gia, cá nhân PGS.TS Phạm Thị Thu Thủy cho biết sẵn sàng phối hợp trao đổi kinh nghiệm, kiến thức cũng như hợp tác triển khai các nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ, thành tựu nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Plant BioCoRe do PGS.TS Thủy đứng đầu với các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp dược trong nước. PGS.TS Thủy gợi ý, trước mắt việc thúc đẩy hợp tác có thể triển khai theo hướng và các bước:

(1) Tổ chức 01-02 buổi hội thảo trực tuyến giữa Khoa Khoa học Irving K. Barber, Đại học British Columbia, Canada và Phòng thí nghiệm Plant BioCoRe với các cơ quan trong nước để xác định những định hướng chung và những nội dung có thể triển khai hợp tác;

(2) Tiến hành trao đổi các đoàn chuyên gia: Mời đoàn khoa học Việt Nam đến trường Đại học British Columbia thăm và làm việc trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, thành tựu nghiên cứu và bàn khả năng hợp tác; hoặc tổ chức cho đoàn các nhà khoa học hóa sinh và sinh học phân tử các hợp chất tự nhiên từ cây trồng và vi sinh vật đến Việt Nam làm việc.

(3) Trên cơ sở kết quả trao đổi, thảo luận, có thể tính toán triển khai các nghiên cứu chung giữa hai nước, hai đơn vị. Cá nhân PGS.TS Thủy rất sẵn lòng trở thành chuyên gia tư vấn, hoặc trực tiếp tham gia các nghiên cứu khoa học chung với các đối tác trong nước.

 

 

 

Bài viết liên quan