Tin tức - Sự kiện

Thúc đẩy khoa học, công nghệ và ĐMST trong sản xuất công nghiệp

Ngày đăng: 23/11/2023

Chính phủ, các bộ, ban, ngành, trong đó có Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã liên tục cập nhật, thay đổi chính sách hướng tới thúc đẩy khoa, học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) trong sản xuất công nghiệp.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết như trên tại Hội thảo “Tăng cường hiệu quả của chính sách ĐMST: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam” do Bộ KH&CN tổ chức ngày 21/11/2023 tại Hà Nội.

 

TT-BTD1.jpg

Cần hấp thụ công nghệ số ĐMST

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết, trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cũng như chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình này mà đã từng bước thay đổi “cuộc chơi” cùng với thế giới. Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ KH&CN, đã liên tục cập nhật, thay đổi chính sách hướng tới thúc đẩy ĐMSTKH,CN&ĐMST trong sản xuất công nghiệp.

          Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhận định, trong lĩnh vực ĐMST, Chính phủ Việt Nam đã hợp tác với một số đối tác như Ngân hàng Thế giới, Phần Lan; những năm gần đây là Australia. Từ giai đoạn đầu, khi cụm từ “chuyển đổi số” còn khá mới mẻ với Việt Nam, việc hợp tác với Australia trong lĩnh vực này đã giúp Việt Nam thích ứng nhanh với quá trình chuyển đổi số của thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực mới: Chế biến gỗ. Cùng với đó, quá trình hợp tác với Australia cũng giúp Việt Nam xây dựng hệ thống chính sách về ĐMSTKH,CN&ĐMST cập nhật với thực tiễn thế giới.

 Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, đối với lĩnh vực ĐMST, là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, điều quan trọng hiện nay là Việt Nam cần hấp thụ công nghệ số chứ không phải tìm đến những công nghệ mới bởi trên thực tế, đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ĐMST cần được xác định là việc ứng dụng/áp dụng những công nghệ hiện có, thực hiện quá trình sao chép hoặc bắt chước các thuộc tính từ các sản phẩm khác hoặc áp dụng các phương thức quản lý và tổ chức hoặc mô hình kinh doanh mới, trong bối cảnh mới.

Việt Nam đang nỗ lực ĐMST để thay đổi nền kinh tế ĐMST

Chia sẻ kinh nghiệm về ĐMST của Australia tại Hội thảo, bà Lucy Cameron, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO-Australia) cho biết, nền kinh tế dựa trên ĐMST là quá trình đầu tư về kinh tế, vốn, con người, từ đó tạo ra được những sản phẩm thương mại hóa, mang lại nguồn thu cho quốc gia, người dân. Từ đó, cơ cấu nền kinh tế trở tối ưu hơn, hiệu quả hơn, tạo nền tảng thúc đẩy sáng tạo, nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn.

Bà Lucy Cameron nhận xét, Việt Nam hiện đang nỗ lực ĐMST để thay đổi nền kinh tế đang dựa vào những sản phẩm hữu hình. Trong khi đó, Australia đã chuyển hầu hết các hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Các ngành công nghiệp nặng, khai khoáng mỏ được chuyển đổi nhờ áp dụng công nghệ, do đó tạo được giá trị thặng dư cao. Australia tăng cường ĐMST trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là: Khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển, văn hóa, đào tạo kỹ năng…

          Tuy nhiên, trong quá trình ĐMST, Australia gặp không ít khó khăn, thách thức trong các lĩnh vực như: Chăm sóc y tế, phúc lợi cho người dân, an ninh lương thực, chất lượng thực phẩm, an ninh quốc gia, các ngành công nghiệp trong tương lai, môi trường, năng lượng bền vững…

          Nhận định về chính sách hỗ trợ ĐMST ở Việt Nam và những thách thức chính hiện nay, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ cho rằng, ĐMST dựa vào nhiều nền tảng tri thức khác nhau. Các nền tảng tri thức này, về cơ bản được tạo ra, tích lũy và lan truyền dựa trên các thành tựu KH&CN. Vì vậy, ĐMST có thể mang cả khía cạnh công nghệ và phi công nghệ nhưng trong đó công nghệ vẫn là cái gốc của sự ĐMST và tùy theo mức độ tác động mà công nghệ sẽ đóng vai trò trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình đó.

 Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, bên cạnh việc xác định ĐMST là việc ứng dụng/áp dụng những thành tựu của hoạt động nghiên cứu và phát triển, là sự tiếp nối của hoạt động khoa học và công nghệ thì ĐMST sẽ bao gồm của việc áp dụng các công nghệ hiện có, thực hiện quá trình sao chép hoặc bắt chước các thuộc tính từ các sản phẩm khác hoặc áp dụng các phương thức quản lý và tổ chức hoặc mô hình kinh doanh trong bối cảnh mới.

Tại Hội thảo, các đại biểu đến từ Australia và Việt Nam đã cùng nhau chia sẻ bài học, kinh nghiệm đến từ Chương trình Đối tác ĐMST (Aus4Innovation) được thiết kế với mục tiêu đóng góp vào sự phát triển bền vững dựa trên ĐMST của Việt Nam. Đến nay, Chương trình này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành điểm sáng trong hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, đóng góp thiết thực vào việc nhận diện và đưa ra nhiều đề xuất có giá trị trong định hướng phát triển công nghệ và ĐMST của Việt Nam.

Các đại biểu nhất trí cho rằng, với chủ trương lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, trong thời gian vừa qua tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đã được tăng cường; hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ được nâng lên, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, các ngành, lĩnh vực nói chung. Tuy nhiên, để khoa học, công nghệ và ĐMST thực sự trở thành động lực phát triển, một trong các vấn đề cấp thiết được đặt ra là triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có và bổ sung, hoàn thiện các giải pháp để hoàn thiện hệ thống ĐMST quốc gia. Các chuyên gia, đại biểu cũng chia sẻ và thảo luận nhiều nội dung liên quan đến khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong xây dựng và thực thi chính sách cũng như đưa ra các vấn đề cần tiếp tục được làm rõ.

Các thông tin từ Hội thảo là cơ sở tham khảo quan trọng để Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu, nghiên cứu xây dựng, bổ sung, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khoa học công nghệ và ĐMST trong giai đoạn sắp tới./.

Nguồn: Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ

Bài viết liên quan